Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 – Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống
Sau 3 ngày tổ chức, Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 - hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, đã chính thức bế mạc vào chiều ngày 13/3/2023. Đến với Ngày hội người dân và du khách đã được hòa mình vào không gian đậm chất văn hóa của 28 dân tộc trên địa bàn huyện; đồng thời được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi hấp dẫn. Qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Ea Kar.
Quang cảnh đường vào trung tâm tổ chức Ngày hội tại thôn 3 xã CưPrông
Một số nghi lễ truyền thống và các tiết mục văn nghệ được trình diễn tại lễ khai mạc ngày hội
Các đại biểu tham dự khai mạc ngày hội
Năm nay, Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11/3 -13/3/2023, tại xã Cư Prông và khu vực Bờ Hồ Ea Kar, thị trấn Ea Kar với sự tham gia của 28 cộng đồng dân tộc, mang đến những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nhất. Ngày hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn xuyên suốt trong thời gian diễn ra Ngày hội, như: nghi lễ cúng mừng sức khỏe; trình diễn trang phục dân tộc; giao lưu văn nghệ; ẩm thực; đua thuyền; thi đấu các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian; lưu trú, trải nghiệm văn hóa tại các hộ có nhà sàn truyền thống của người dân tộc thiểu số, khám phá những phong cảnh đẹp của huyện Ea Kar như: thác Dray Kpơ, Dray Ebar, hồ Ea Kar, Ea Dê, đồi Cư Cúc, đập Ea Grap...
Trong ngày khai mạc chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc Dương, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cư Prông về công tác chuẩn bị của địa phương cho Ngày hội. Ông cho biết:
Lễ khai mạc Ngày hội năm nay có phần tái hiện Nghi lễ cúng mừng sức khỏe cho toàn thể Nhân dân các dân tộc huyện Ea Kar - một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Ê đê, nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn thần linh che chở, phù hộ cho toàn thể Nhân dân các dân tộc huyện Ea Kar được mạnh khỏe, thành đạt. Đây là hoạt động nằm trong chương trình phục dựng nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS năm 2023 trên địa bàn huyện.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Ea Kar tham gia nghi lễ cúng mừng sức khỏe tại lễ khai mạc
... và tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Ngày hội.
Đồng chí Nguyễn Văn Hà - Phó BTHU, Chủ tịch UBND huyện Ea Kar phát biểu khai mạc
...và đánh trống khai hội.
Tiếp nối sau lễ khai mạc là các hoạt động: giao lưu văn nghệ; thi ẩm thực nấu mâm cơm truyền thống ngày tết các dân tộc; thi trại đẹp; thi giã bánh dày; thi đấu các môn thể thao truyền thống, hay các trò chơi dân gian.
Khu vực diễn ra trò chơi ném còn...
... thi trại đẹp
...Thi đi cà kheo
...thi úp cá và đi qua cầu kiều
...thi đẩy gậy và kéo co
...Thi bịt mắt đập niêu
Người dân và du khách đã cùng hò reo, cổ vũ cho các phần thi đấu; cùng thưởng thức các món ngon truyền thống của đồng bào các dân tộc được chế biến từ những nguyên, vật liệu gần gũi với đời sống thường ngày của người dân như cá suối, cà đắng, cơm lam, xôi sắn …được các nghệ nhân chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện sinh động nét văn hóa đời thường của đồng bào các dân tộc.
Các đội thi nấu món ăn truyền thống
...và thi giã bánh dày
Chia sẻ với chúng tôi về cảm xúc của mình khi tham dự Ngày hội, ông Hoàng Văn Em thôn 22 xã Cư Bông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết:
Ông Lý Văn Nghiệp, thị xã Buôn Hồ nói:
Em Mai Nguyễn Trà My học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar nói:
Trong khuôn khổ ngày hội đã có 40 đội văn nghệ của 16 xã, thị trấn; 4 CLB văn nghệ, 5 trường THPT và 15 trường học THCS, Tiểu học, Mầm non tham gia biểu diễn hơn 100 tiết mục văn nghệ; 16 đội của 16 xã, thị trấn tham gia tranh tài ở các trò chơi dân gian như: kéo co, đi cà keo, nhảy bao bố, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đập niêu…; các xã thị trấn và các đơn vị trường học còn tham gia hoạt động thi cắm trại đẹp, với quy mô 20 trại của 20 đơn vị.
Ngoài các hoạt động văn nghệ, thể thao, còn có hơn 50 gian hàng ẩm thực vùng miền, gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương và các huyện bạn như: huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Qua đó giúp thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền cho bà con nhân dân.
Chị Chu Thị Thảo thôn 6A, xã Cư Prông đã chia sẻ với chúng tôi về cảm xúc của mình khi Ngày hội được tổ chức tại địa phương:
Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 – hưởng ứng quảng bá Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, hoạt động nổi bật, tạo điểm nhấn ấn tượng nhất là Hội thi trình diễn trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số và Giải đua thuyền. Huyện Ea Kar hiện có 30 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, có thể nói trang phục đồng bào các DTTS huyện Ea Kar khá đặc sắc, phong phú.
Các thí sinh trình diễn tại hội thi
Ban giám khảo tại hội thi
Hội thi trình diễn trang phục truyền thống đồng bào các DTTS được tổ chức tại Ngày hội nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống của trang phục các dân tộc thiểu số; tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống cho các em học sinh và thế hệ trẻ. Hội thi có sự tham gia của 42 thí sinh đến từ 21 đơn vị gồm: 16 xã, thị trấn và 5 trường THPT trình diễn trang phục của 10 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên mọi miền của Tổ quốc. Như: trang phục đồng bào Thái, Ê đê, Tày, H’Mông, Sán Chay, Nùng, Mường, Hà Nhì.. Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Mặc dù chỉ là những người mẫu không chuyên nhưng các thí sinh tham dự Hội thi trình diễn trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số đã có phần biểu diễn tốt, cách thể hiện phù hợp với từng trang phục, để lại ấn tượng đẹp cho người xem.
Ban tổ chức trao giải cho các thí sinh tại hội thi
Thí sinh Nguyễn Thị Thu Hoài - trường THPT Nguyễn Thái Bình đã vui mừng chia sẻ với chúng tôi ngay sau khi đạt giải nhất phần thi trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đánh giá về phần thi trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023, ông Cao Việt Dũng - Trưởng phòng VH&TT huyện EaKar cho biết:
Sôi nổi, hấp dẫn và đầy hào hứng là Giải đua thuyền khai mạc vào sáng ngày 13/3 tại khu vực hồ Ea Kar, thị trấn Ea Kar. Đây là năm đầu tiên Giải đua thuyền có 3 nội dung thi đấu: Thuyền rồng, Thuyền Kayak và Thuyền thúng. Với sự tham gia của 504 tay chèo đến từ 23 đội gồm 16 xã, thị trấn, 5 trường THPT và 02 đơn vị: Công an huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar. Trong đó thuyền rồng có 18 đội với 437 vận động viên; Thuyền Kayak 23 đội, 46 vận động viên và Thuyền thúng 21 đội, 21 vận động viên.
Các đơn vị tham gia trình diễn tại giải đua thuyền ở khu vực Hồ Ea Kar
Ban tổ chức tặng hoa cho các đội tham gia giải đua thuyền
Đồng chí Vương Tấn Thành - Phó Bí thư trường trực Huyện ủy Ea Kar đánh trống mở hội đua thuyền
Từ tối ngày 12/3 (trước ngày khai mạc), khu vực hồ Ea Kar – nơi diễn ra giải đấu đã trở nên nhộn nhịp, sôi động với các hoạt động đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, dân vũ tại đường vành đai bờ hồ.
Trước đó, để chuẩn bị cho giải đấu, huyện Ea Kar đã mua thêm 5 thuyền rồng và 50 Thuyền Kayak để cấp cho các đơn vị. Đồng thời, Trung tâm TT-VH-TT huyện cũng đã cử huấn luyện viên trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các vận động viên. UBND các xã, thị trấn và các đơn vị cũng đã rất quan tâm, tạo điều kiện cho vận động viên tập luyện. 504 vận động viên của 23 đội phần lớn là thành viên của các đội “Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn” các xã, thị trấn. Bên cạnh việc phối hợp chuẩn bị các nội dung biểu diễn trong ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023, thầy và trò 5 trường THPT trên địa bàn đã tích cực thành lập các đội đua thuyền, tổ chức tập luyện để thi đấu... Công tác thông tin, tuyên truyền về Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 nói chung và giải đua thuyền nói riêng được thực hiện bằng nhiều hình thức, nhất là qua mạng xã hội nên đã thu hút đông đảo người dân ở các địa phương trong và ngoài huyện đến xem và hò reo cổ vũ nhiệt tình.
Các vận động viên tham gia đua thuyền tuy không chuyên nhưng đã dốc toàn lực cống hiến cho khán giả những màn ganh đua quyết liệt, kịch tính. Ông Mã Ngọc Sinh, thị xã Buôn Hồ cho hay: khi biết thông tin giải qua Facebook ông đã đến xem rất sớm vì không muốn bỏ lỡ cơ hội được chứng kiến những màn bứt phá ngoạn mục, những chiếc thuyền đua tăng tốc, phăng phăng lướt sóng về đích.
Ông chia sẻ thêm:
Sau những màn thi đấu đầy hấp dẫn, giải nhất thi Thuyền rồng đã thuộc về đơn vị xã Ea Ô; xã EaĐar và xã EaKmút lần lượt giành giải nhất thi Thuyền KaYak và Thuyền thúng.
Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị đạt thành tích cao tại các nội dung đua thuyền
Anh Lê Văn Bình – phụ trách đội đua thuyền xã Ea Ô đã chia sẻ với chúng tôi về công tác chuẩn bị của đội khi tham gia giải đấu này:
Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 đã tổ chức thành công. Kết thúc Ngày hội, giải nhất toàn đoàn đã thuộc về xã EaPăl, giải nhì toàn đoàn thuộc về xã EaKmút, giải ba toàn đoàn thuộc về xã Cư Prông, giải khuyến khích thuộc về 3 đơn vị: xã EaÔ, thị trấn Ea Knốp và xã Cư Bông.
Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị tham gia Ngày hội
Trao đổi với chúng tôi về quá trình chuẩn bị tham gia Ngày hội của đơn vị, ông Nguyễn Khắc Đáng – Phó chủ tịch UBND xã EaPăl nói:
Đồng chí Trần Đức Lương – UV BTVHU, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Ngày hội đã đánh giá:
Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 đã khép lại với những dư âm tốt đẹp; thực sự là nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu và quảng bá những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, nhằm khơi dậy, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Các hoạt động diễn ra tại Ngày hội đã thực sự có tính lan toả, thu hút hàng vạn khách tham quan, du lịch trong và ngoài địa phương, mang đến cho người dân và du khách nhiều kỷ niệm cùng sự trải nghiệm vô cùng thú vị với những nét đặc trưng về ẩm thực, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, nghi thức cúng tế… của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn huyện. Giúp người dân và du khách cảm nhận thật sâu sắc những giá trị tinh túy nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần cũng như trong chính cuộc sống đời thường của 28 dân tộc anh em trên quê hương Ea Kar. Chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm thú vị, bổ ích và không thể nào quên.