Mô hình khởi nghiệp: Xưởng may gia công Bảo Vân thôn 4 - xã Cư Ni
Khởi nghiệp khởi sự kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng đối với các bạn trẻ, tuy nhên nếu biết cố gắng vượt qua thì mọi khó khăn thử thách ban đầu sẽ qua đi, lúc đó những trái ngọt sẽ đến.
Quang cảnh Xưởng May Bảo Vân
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ý thức được sự khó khăn và vất vả của gia đình. Chị Lê Thị Hồng Vân - sinh năm 1989 cư trú ở thôn 4 – xã Cư Ni là một người như thế, cũng như bao bạn trẻ khác chị Vân luôn mong muốn tìm được 1 công việc phù hợp với bản thân của mình. Vậy là sau khi học hết THCS chị Vân quyết định nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình. Trong thời gian đó, nghề may mặc như một cơ duyên đã đến với chị. Vượt qua những khó khăn, bở ngỡ ban đầu, đến nay chị Vân cũng đã gắn bó với nghề may được 10 năm. Khi tay nghề đã vững được sự động viên của gia đình, năm 2021 chị Vân quyết định mở Xưởng may gia công may tên Bảo Vân tại thôn 4 – xã Cư Ni với số tiền đầu tư hơn 300 triệu đồng. Để xưởng may đi vào hoạt động cùng với việc tìm đối tác ký kết hợp đồng, tính toán chi phí, nguyên liệu tìm đầu ra cho sản phẩm .... việc tuyển nhân công cho Xưởng được chị Vân rất chú trọng. Bởi tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người thợ cũng phải khéo tay và tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm có chất lượng và thẩm mỹ. Chị Vân cho biết : nghề may gia công cũng tương đối đơn giả, nhưng phải kiên trì và chịu khó. Người không biết may chỉ cần học khoảng một tháng là đã có thể may được; những thợ mới, được giao việc ở công đoạn dễ hơn để chị em làm quen, rồi tiếp cận dần các công đoạn khác để thợ đồng đều về tay nghề rồi có thể thay đổi nhau.
Chị Lê Thị Hồng Vân – chủ xưởng may gia công Bảo Vân thôn 4 xã Cư Ni đang chỉ bảo tỉ mỉ cho nhân viên trong Xưởng may
( Chị Vân ở giữa )
Sự quyết tâm, giám nghĩ, giám làm đường đầu với mọi thử thách của tuổi trẻ, đã đem đến trái ngọt cho Xưởng may Bảo Vân của gia đình chị. Sau 2 năm mọi hoạt động của Xưởng đã dần đã đi quy củ và đã có doanh thu ổn định trên 300 triệu đồng./năm. Không chỉ trang trải cho cuộc sống của gia đình, Xưởng may của chị Vân còn tạo công ăn việc làm cho hơn 30 chị em phụ nữ trên địa bàn xã, với nguồn thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài việc tạo điều kiện cho chị em có việc làm tại Xưởng may, vợ chồng chị Bảo Vân còn coi công nhân như người thân của mình, luôn động viên, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Với những lao động trẻ, anh chị tận tình hướng dẫn không chỉ trong công việc mà còn góp ý trong lối sống. Với sự kiên trì, chịu khó hy vọng rằng Xưởng may gia công của Chị Lê Thị Hồng Vân – thôn 4, xã Cư Ni sẽ tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa, đưa kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp sức mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương../.