Huyện Ea Kar tìm hướng đi bền vững cho quả Vải
Những năm qua, huyện Ea Kar luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong việc nâng cao chất lượng cây vải, từng bước đưa quả vải trở thành loại sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao. Tuy nhiên cái khó hiện nay đối với các hộ trồng vải Ea Kar chính là thị trường tiêu thụ bền vững.
Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ea Kar cùng lãnh đạo UBND xã Ea Sar thăm quan một vườn vải trên địa bàn xã
Ông Văn Đình Thìn – Phó chủ tịch UBND xã Ea Sar cho biết: Ea Sar là địa phương có diện tích trồng vải tương đối lớn trên địa bàn huyện với khoảng 350 ha, trong đó có 280 ha đang cho thu hoạch. Vụ vải năm nay, sản lượng vải trên địa bàn xã ước đạt khoảng 2.000 tấn, tăng hơn 1,5 lần so với năm trước. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm quả vải ở địa phương đang gặp một số khó khăn.
Ông Văn Đình Thìn – Phó chủ tịch UBND xã Ea Sar cho biết thêm:
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Ea Kar hiện có 918 ha diện tích trồng vải với các giống như vải U hồng, U thâm và U trứng, nguồn gốc giống được nhập từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 607 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Ea Sar, Ea Sô, Ea Tih, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar, Ea Pal, Cư Prông, thị trấn Ea Knốp và rải rác ở một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hiện nông dân trong huyện đang bước vào vụ thu hoạch vải thiều năm 2023, sản lượng ước khoảng 9.105 tấn. Sản lượng tuy lớn nhưng việc tiếp cận các thị trường, nhất là xuất khẩu đối với quả Vải Ea Kar cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc HTX nông nghiệp Thanh Bình xã Ea Sar nói:
Nhằm tạo điều kiện giúp người dân sản xuất, chế biến và đặc biệt là tiêu thụ vải thiều thuận lợi. Thời gian qua, UBND huyện Ea Kar đã chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chăm sóc vải thiều, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong đó, đã thành lập 1 Hợp tác xã nông nghiệp và 2 Tổ hợp tác chuyên sản xuất Vải thiều; hình thành vùng sản xuất theo quy trình VietGAP và được cấp chứng nhận với quy mô 78,5 ha; đề xuất gắn 4 mã số vùng trồng với diện tích 48,5 ha. Huyện cũng đã tiến hành lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vải thiều Ea Kar” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận đơn hợp lệ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Đông – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ea Kar cho biết:
Cũng theo ông Trần Văn Đông: Để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho vải thiều Ea Kar các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, tìm kiếm thị trường cũng đang được huyện triển khai. Mục tiêu là nâng cao vị thế, chất lượng, tạo thương hiệu quả cho vải thiều Ea Kar, tạo sức cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu./.